Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoài Ân đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoài Ân đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định Số 971/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định.

2. Phạm vi ranh giới, quy mô và thời hạn lập quy hoạch:

a) Vị trí, phạm vi ranh giới:

Phạm vi ranh giới lập quy hoạch xây dựng trên toàn bộ ranh giới hành chính huyện Hoài Ân bao gồm thị trấn Tăng Bạt Hổ và 14 xã (Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Thạnh, Ân Phong, Ân Đức, Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Hữu, Ân Nghĩa, BokTới, ĐắkMang, Ân Sơn); có giới cận như sau:

  • Phía Bắc giáp: Thị xã Hoài Nhơn và huyện An Lão;
  • Phía Nam giáp: Huyện Vĩnh Thạnh và huyện Phù Cát;
  • Phía Đông giáp: Thị xã Hoài Nhơn và huyện Phù Mỹ;
  • Phía Tây giáp: Huyện Vĩnh Thạnh và huyện An Lão.

b) Quy mô, thời hạn lập quy hoạch:

Quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 753,198km2. Thời hạn lập quy hoạch đến năm 2035 và tầm nhìn định hướng đến năm 2050.

3. Mục tiêu, tính chất, chức năng quy hoạch:

  • Cụ thể hóa đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; các chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, của huyện về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu gắn với quá trình đô thị hóa. Xác định cụ thể các vùng động lực phát triển, mô hình phát triển không gian vùng; định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị, phát triển dân cư, phân loại, phân cấp đô thị và xác định tính chất của từng đô thị; đảm bảo phát triển toàn diện, bền vững các lĩnh vực kinh tế xã hội, đô thị và nông thôn mới trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương.
  • Là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và chế biến nông lâm sản ứng dụng công nghệ cao thuộc tiểu vùng phía Bắc tỉnh Bình Định; phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sinh thái và sinh thái rừng.
  • Làm cơ sở để triển khai và quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng và các dự án có liên quan.

4. Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng:

  • Dự báo phát triển dân số: Dân số hiện trạng khu vực khoảng 86.775 người; đến năm 2030 khoảng 99.000 người; đến năm 2035 khoảng 110.000 người.
  • Dự báo tỷ lệ đô thị hóa: đến năm 2030 khoảng 18%; đến năm 2035 khoảng 26%.
  • Dự báo đất xây dựng: Đến năm 2025, đất xây dựng đô thị khoảng 800ha, đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 1.700ha; đến năm 2035, đất xây dựng đô thị khoảng 1.000ha, đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 1.800ha.

5. Định hướng phát triển không gian vùng:

5.1. Phân vùng phát triển kinh tế:

a) Phân Vùng I:

Nằm ở phía Đông huyện, gồm các xã Ân Thạnh, Ân Đức, Ân Phong, Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông, Ân Tín, Ân Mỹ và thị trấn Tăng Bạt Hổ. Là vùng phát triển kinh tế – xã hội chủ đạo của huyện, phát triển đô thị, dịch vụ thương mại và công nghiệp; phát triển nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và các loại hình du lịch xanh. Định hướng phát triển đô thị gắn liền với phát triển thương mại dịch vụ dọc các tuyến ĐT.630, ĐT.638; phát triển khu vực Phú Văn Ân Thạnh và khu vực hợp lưu giữa sông An Lão và sông Kim Sơn (Khu vực Mõm Nhái) trở thành khu vực thương mại – dịch vụ – đô thị; cải tạo chỉnh trang thị trấn Tăng Bạt Hổ, hình thành đô thị mới là Ân Tường Tây là đô thị loại V; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho các cụm công nghiệp hiện hữu; phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm nông nghiệp,….

Thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân. Ảnh: Đức Linh

b) Phân vùng II:

Nằm ở phía Tây huyện, gồm các xã Ân Sơn, Đắk Mang, Ân Hữu, Bok Tới và Ân Nghĩa. Là vùng bảo tồn sinh thái tự nhiên, phát triển nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và kết hợp phát triển các loại hình du lịch khám phá, trải nghiệm. Định hướng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và văn hóa cộng đồng, hình thành trung tâm du lịch văn hóa cộng đồng tại trung tâm xã Ân Nghĩa trên cơ sở duy trì và bảo tồn không gian rừng hiện hữu. Phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại xã Ân Hữu.

5.2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

Giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hoài Ân có 01 đô thị loại V là thị trấn Tăng Bạt Hổ; giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đạt 02 đô thị loại V gồm thị trấn Tăng Bạt Hổ và đô thị Ân Tường Tây (hình thành mới); định hướng sau năm 2030 huyện Hoài Ân phấn đấu có 03 đô thị loại V gồm thị trấn Tăng Bạt Hổ, Ân Tường Tây và 01 đô thị hình thành mới là Ân Mỹ trên cơ sở phát triển khu vực dân cư mật độ cao đã có tại khu vực Mỹ Thành, tiếp cận trục đường ĐT.629 đi huyện An Lão.

5.3. Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn:

Phát triển điểm dân cư nông thôn trên cơ sở ổn định hệ thống dân cư hiện có và mở rộng. Tập trung phát triển các điểm dân cư ở khu vực trung tâm xã, dọc các trục đường chính của xã và trên cơ sở lấp đầy theo dân cư hiện hữu. Tiếp tục phấn đấu để huyện Hoài Ân đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng, nâng cao chất lượng tiêu chí các xã nông thôn mới theo tiêu chí nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.

5.4. Định hướng phát triển công nghiệp:

Duy trì và cải thiện hạ tầng các cụm công nghiệp hiện hữu; rà soát, nâng quy mô, mở rộng diện tích các cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư; sử dụng công nghệ hiện đại và bảo vệ môi trường.

5.5. Định hướng phát triển du lịch:

Phát triển các loại hình du lịch gắn với các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương. Kết nối du lịch huyện Hoài Ân với cụm du lịch Hoài Nhơn, An Lão và Vĩnh Thạnh thông qua các tuyến đường giao thông ĐT.629, ĐT.630 và ĐT.638. Phát triển các loại hình du lịch chủ đạo như du lịch tham quan các di tích lịch sử; du lịch tham quan, trải nghiệm thiên nhiên; du lịch văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số; du lịch sinh thái nông nghiệp.

6. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội:

6.1. Công trình giáo dục:

Nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô diện tích các trường THPT hiện nay; dự trữ quỹ đất để phát triển đất giáo dục cho đô thị Ân Tường Tây và Ân Mỹ sau khi hình thành.

6.2. Công trình y tế:

Chỉnh trang Trung tâm y tế huyện Hoài Ân tại thị trấn Tăng Bạt Hổ đảm bảo tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới, bổ sung thêm quỹ đất phát triển phòng khám đa khoa. Đối với công trình y tế cấp đô thị, cấp xã, được xác định cụ thể theo các quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xã và các quy hoạch xây dựng, phù hợp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan.

6.3. Công trình văn hóa, thể dục thể thao:

Xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho mạng lưới văn hóa, thể dục thể thao, phát triển các loại hình cơ sở đa chức năng như sân vận động, trung tâm văn hóa – thể dục thể thao, nhà văn hóa đa năng, câu lạc bộ thể dục thể thao, khu văn hóa thể thao và du lịch.,…

6.4. Công trình thương mại:

Chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ để kích thích tốc độ đô thị hoá các khu vực tập trung dân cư như Mỹ Thành, Tân Thạnh, Kim Sơn… Nâng cấp, mở rộng các chợ theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan về quy hoạch xây dựng.

6.5. Khu vực hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn:

Quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn được lồng ghép trong các chức năng của các cụm công nghiệp, khu dịch vụ – thương mại – du lịch, trung tâm hành chính xã… được xác định trong đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.

6.6. Định hướng về đảm bảo an ninh quốc phòng:

Định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện phải đảm bảo quỹ đất xây dựng các công trình phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.

7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

7.1. Định hướng giao thông:

a) Giao thông đối ngoại:

  • Tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông thực hiện theo định hướng giao thông Quốc gia.
  • Tuyến đường ĐT.629 đoạn qua huyện, nâng cấp đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; tuyến đường ĐT.630, nâng cấp đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, xây dựng mới đoạn từ Bok Tới – Vĩnh Kim (Vĩnh Thạnh) đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi; tuyến đường ĐT.638, nâng cấp toàn tuyến đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng và cấp IV miền núi.
  • Xây dựng mới các tuyến đường kết nối An Lão – Bồng Sơn đi qua địa bàn xã Ân Hảo Đông và tuyến đường kết nối Phù Cát – Hoài Nhơn đi qua địa bàn xã Ân Nghĩa đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; tuyến đường Hoài Nhơn – Gia Lai đoạn đi qua xã Ân Tín kết nối xã Ân Nghĩa (An Lão) đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng và cấp IV miền núi.


b) Giao thông đối nội:

  • Nâng cấp, thảm nhựa hoặc bê tông xi măng các tuyến đường huyện; hoàn thiện, nâng cấp các tuyến đường huyện quan trọng đạt tối thiểu đường cấp IV đồng bằng.
  • Giao thông đô thị: Phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách, lưu thông thuận lợi trong và ngoài đô thị; xây mới và nâng cấp các tuyến đường trục chính đi qua trung tâm thị trấn Tăng Bạt Hổ, đường nối các khu vực,…; bổ sung, hoàn thiện mạng lưới đường trong các đô thị Ân Tường Tây, Ân Mỹ đảm bảo mật độ và tính kết nối cao khi hình thành các đô thị.
  • Giao thông nông thôn: Kế thừa và phát triển mạng lưới đường giao thông nông thôn hiện có; đầu tư nâng cấp đảm bảo phục vụ dân sinh và vận chuyển hàng hóa nông, lâm nghiệp; kết nối với hệ thống đường quốc gia, đường tỉnh và đường huyện.


c) Công trình đầu mối giao thông:

Duy trì bến xe khách Hoài Ân; định hướng giai đoạn sau năm 2030, hình thành bến xe khách tại Mỹ Thành và bến xe khách Kim Sơn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách của người dân tại khu vực. Xây dựng các bãi đậu xe tại các trung tâm khu đô thị, các khu du lịch, trung tâm thương mại theo quy định tại đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu chức năng.

TIN TỨC KHÁC

1